Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai các giai đoạn hiệu quả

Mai vàng là loại hoa quý hiếm thường nở trong mùa Tết âm lịch. Mai vàng là biểu tượng của mùa xuân nên mai vàng được nhiều người yêu thích trồng và chưng hoa vào ngày Tết. Để trồng cây mai vàng sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp, hoa nở đúng dịp Tết thì người trồng cần lưu ý và thực hiện theo đúng các kỹ thuật trồng và chăm sóc mai để đạt hiệu quả cao nhất.

1. Giới thiệu về các loại mai vàng

20241010_8wIf1VSx.jpg
Mai vàng

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu các loại mai vàng quý và được ưa chuộng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay. Mai vàng (Tên khoa học là Ochna Integerrima) được xem là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, tài lộc, nhìn hoa mai vàng nở rực dưới ánh nắng làm cho không gian bừng sáng và xinh đẹp. Mai vàng được yêu thích vì ngoài sự yêu thích cái đẹp, ý nghĩa phong thuỷ thì mai vàng còn có giá trị kinh tế rất cao cho các nhà vườn, người kinh doanh cây cảnh. 

Hiện nay, có nhiều giống mai vàng đẹp, quý như mai núi, mai chuỷ, mai sẻ, mai châu, mai giảo, mai liễu,…Các tên loại mai vàng thường được nhiều nhà vườn và người trồng mai chơi nhiều như mai giảo Phú Tân, mai Đại Lộc, mai vàng Bình Lợi, mai Tứ Quý, mai Nhị Ngọc Toàn, mai vàng Thủ Đức,…Mỗi loại mai vàng sẽ có mùi thơm đặc trưng, số cánh mai, hình dạng cánh mai, chùm mai,…khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú để đáp ứng theo từng sở thích của mỗi cá nhân.

2. Chọn giống mai vàng

20241010_Ql7jAdWq.jpg
Mai Nhị Ngọc Toàn

Chọn giống mai vàng để trồng là một bước đầu tiên rất quan trọng trong kỹ thuật trồng mai vàng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, thẩm mỹ và chất lượng cho hoa của cây mai sau này. Các tiêu chí chọn giống mai vàng như sau:

  • Loại giống mai vàng: Chọn giống mai đẹp, quý như mai giảo Phú Tân, Đại Lộc, Bình Lợi, Thủ Đức, Nhị Ngọc Toàn,…để trồng trang trí sân vườn, trong nhà mang lại giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao.
  • Khả năng thích nghi: Chọn giống mai vàng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương để cho cây dễ dàng phát triển mạnh mẽ.
  • Kích thước và hình dáng: Xem xét chọn kích thước và hình dáng của giống mai phù hợp với không gian vườn, chậu. Cụ thể, đối với giống có kích thước nhỏ sẽ phù hợp với diện tích vườn nhỏ hoặc chậu trồng. Ngược lại, mai có kích thước lớn hoặc mai cổ thụ thì sẽ cần không gian diện tích trồng lớn hơn.
  • Màu sắc, mùi hương của hoa: Mai vàng có hoa màu vàng rực rỡ là đặc trưng chính, nhưng cũng có những giống khác có hoa có sắc thái khác nhau như mai Nhị Ngọc Toàn. Mùi hương của hoa cũng góp phần tạo sự khác biệt, đặc trưng. Tuỳ theo sở thích cá nhân mà chọn cho phù hợp.
  • Thời gian ra hoa: Xem xét thời gian ra hoa của từng giống mai, một số giống có thể ra hoa vào mùa cụ thể hoặc quanh năm. Chọn giống sao cho phù hợp mong muốn và sở thích của mình để trồng mang lại hiệu quả cao.
  • Khả năng chống sâu bệnh: Chọn giống có khả năng chống sâu bệnh tốt sẽ giảm bớt công sức chăm sóc và bảo vệ cây sinh trưởng tốt.
  • Nguồn cung uy tín: Lựa chọn giống mai từ các địa chỉ bán, nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo tính chất và chất lượng của cây.

 3. Phương pháp trồng mai vàng 

Mai vàng có thể trồng bằng cách gieo hạt trong bầu rồi trồng bứng cây con trồng và chăm sóc cho cây phát triển. Trồng bằng hạt sẽ ít tốn chi phí, cây sống lâu hơn nhưng thời gian cho hoa chậm và cây cũng không mang nhiều ưu điểm nổi trội từ cây giống mẹ.

Phương pháp khác là trồng cây mai vàng bằng cách chiết cành, giâm cành, hoặc ghép cành. Phương pháp này cây sẽ sinh trưởng nhanh, cho hoa sớm và có thể giữ được các đặc điểm tốt từ cây mẹ và cũng có thể ghép phối với các loại mai khác trên cùng một cây để cho ra sản phẩm độc đáo theo ý thích của mình.

Mai vàng có thể trồng dưới đất, hay trồng trong chậu.

20241010_eE5Imca5.jpg
Mai vàng trồng trong chậu

 

4. Thời vụ trồng mai vàng

Mai vàng là loại cây ưa nắng và ẩm, thích hợp nhiệt độ từ 25-30 độ C nên cây có thể trồng quanh năm. Đối với cây trồng hạt thì bắt đầu vào tháng 2 âm lịch, cây trồng chậu nên trồng vào cuối tháng 10 âm lịch của năm trước đến tháng 2 âm lịch của năm sau. Lưu ý, mai vàng cần được trồng đảm bảo có ánh nắng chiếu để cây có thể sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều.

 

5. Khoảng cách trồng mai vàng

Mai vàng thường được trồng với khoảng cách tiêu chuẩn từ 1,5-2m. Khoảng cách này đảm bảo cho cây có đủ không gian để phát triển hệ rễ khoẻ mạnh, đảm bảo khoảng cách giữa các tán cây không bị ảnh hưởng quá nhiều về sự mất cân đối và tính thẩm mỹ.

Đối với trường hợp cây mai quá lớn như mai cổ thụ thì bạn cũng có thể điều chỉnh lại khoảng cách lớn hơn sao cho phù hợp để đảm bảo thiết kế cảnh quan của mình. Điều qua trọng nhất vẫn là bảo đảm cây có đủ không gian sống, sinh trưởng, phát triển tốt.

6. Đất trồng cho mai vàng

Đất trồng đóng vai trò quan trọng cho mai được sống và sinh trưởng tốt. Mai vàng là loại cây dễ trồng, không kén đất trồng nên có thể trồng ở các vùng đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, hoặc đất có lẫn đá sỏi. Điều cần lưu ý là đất trồng phải đảm bảo dinh dưỡng, đủ ẩm, thoát nước tốt. Đất nên có độ PH từ 6.5-7.5 để cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. 

Đối với vùng đất thấp cần tạo líp rộng 1-1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị ngập úng khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm úng, thối rễ cây. Đối với mai trồng trong chậu thì cần đảm bảo đất trồng đủ dinh dưỡng sau thời gian trồng bằng cách bón bổ sung phân hữu cơ trùng quế, tro trấu, xơ dừa, vỏ đậu phộng,…và cát sẽ giup thoát nước rất tốt cho cây.

7. Phân bón cho mai vàng

Bón phân cho mai vàng để giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển theo các giai đoạn, cụ thể:

  • Bón lót phân trong quá trình trồng: khoảng 15 ngày sau cây bắt đầu ra rễ thì bón thúc phân bổ sung dinh dưỡng. 
  • Mai vàng trồng chậu: Lịch bón phân như bảng dưới. Trường hợp mai ghép trồng chậu thì bón phân từ tháng 2 âm lịch đến 15/9 âm lịch, một tháng bón phân 1 lần. Từ tháng 10 đến cuối tháng 11 âm lịch, không nên bón phân vào gốc cây và hạn chế tưới nước để chuẩn bị lãi lá mai để mai ra hoa mùa Tết.

Loại phân

Tháng âm lịch

2

3

4

5

6

7

8

15/9

Hữu cơ (Dynamid)

 

 

x

   

x

 

Lân hữu cơ (Sông Gianh0

x

 

x

 

x

   

NPK 30-10-10

x

x

x

x

x

   

NPK 20-20-15

 

 

   

x

x

x

  • Mai vàng trồng dưới đất: Lịch bón phân tham khảo như bảng

 

Loại phân

Tháng ÂL

Ghi chú

2

6

15/9

Không nên bón quá nhiều loại phân cùng một lúc, cây dễ bị chết vì ngộ độc hoặc bội thực.

Hữu cơ (Dynamid)

x

x

x

Lân hữu cơ (Sông Gianh)

x

x

x

NPK 30-10-10

x

x

 

NPK 20-20-15

  

x

Lưu ý cần điều chỉnh liều lượng phân cho phù hợp với từng loại mai để mang lại hiệu quả và kinh tế hơn.

8. Phòng ngừa sâu bệnh cho mai vàng

20241010_2W1E6Iqx.png
Các loại sâu bệnh trên mai và cách phòng trị

Mai vàng cũng như các loài cây cảnh khác cũng phải đối mặt với các loại bệnh và sâu hại. Một số loài sâu bênh và cách phòng ngừa cho mai như sau:

8.1. Bọ trĩ (Thrips sp.): 

Bọ trĩ hay còn gọi là con lù lạch rất nguy hiểm cho mai, dấu hiệu nhận biết mai bị bọ trĩ tấn công là lá non, đọt non của mai bị cháy lá, quăn queo, còi cọc. Để phòng chống bạn có thể dùng vòi nước xịt mạnh vào lá mai nơi có bọ trĩ cư trú để rửa trôi bớt chúng và đồng thời dùng các thuốc trừ sâu như Malvate 21EC, Trebon 10EC, Admire 050E, Regent 5SC,…

8.2. Nhện đỏ (Tetranychus sp.):

Dấu hiệu mai bị nhện đỏ tấn công là chúng thường bám trên bề mặt lá mai để hút nhựa, ăn biểu bì làm cho lá mai bị mảnh, loang lỗ, phồng to lên rồi chuyển sáng màu xanh đen, lá mất khả năng quang hợp. Phòng ngừa bằng các loại thuốc trừ sâu như Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC,…

8.3. Rệp sáp (Dysmiccous sp):

Rệp sáp là loài côn trùng hút nhựa cây, kích thước nhỏ, hình bầu dục, rệp sáp thường tiết ra chất sáp dạng bột làm lớp phủ bám lên lá thân cây. Điều trị bằng cách rửa rệp sáp bằng vòi nước mạnh, cồn hoá học 70%, diệt bằng dầu, sáp sinh học, thuốc trừ sâu như Pyrinex, Supracide, Polytrin,…

8.4. Sâu ăn lá (Delias aglaia):

Sâu ăn lá thường xuất hiện trong mùa mưa, chúng tấn công bằng cách ăn sạch lá non làm cây mất khả năng quang hợp, sinh trưởng yếu. Tiêu diệt sâu ăn lá bằng cách bắt giết, thuốc trừ sâu như SecSaigon 5EC hoặc 10EC; Diaphos 5EC,…

8.5. Bệnh mốc cam (do nấm Cladosporium fulvum):

Bệnh mốc cam thường xuất hiện vào mùa mưa hay thời tiết ẩm ướt. Biểu hiện bệnh là lá xuất hiện đốm màu đỏ hồng đất, sau đó các vết bệnh sẽ loang ra rộng khắp cả đoạn cành, làm cho lá và cành trở nên khô nứt, giòn và rụng gãy dần, Nếu không điều trị thì làm cho cành lá khô và chết dần.

Điều trị bệnh mốc cam trên mai bằng cách giảm ẩm ướt trên mai, vệ sinh cây bằng cách cắt, tỉa cành, loại bỏ vết đốm bám của nấm bệnh, dùng thuốc trừ sâu như Daconil, Zineb, hoặc thuốc gốc đồng,..

8.6. Bệnh gỉ sắt (do nấm Phragmidium mucronatum):

Dấu hiệu bệnh gỉ sắt trên mai vàng là lá xuất hiện các đốm nâu giống như gỉ sắt. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, bệnh gây nguy hiểm cho cây vì có tính lan truyền bệnh cho cây mai khác. Điều trị bằng cách cắt tỉa bỏ cành lá nhiễm bệnh, bón lân và kali tăng sức đề kháng cho cây, tuới nước đủ ẩm tránh ẩm ướt và phun thuốc diệt sâu như Bayfidan, Score, Anvil, Zineb,..

8.7. Bệnh cháy lá (do nấm Pestalotia funereal):

Bệnh cháy lá có biểu hiện lá bị vàng, cháy khô vành lá, hoặc toàn bộ lá. Bệnh cháy lá do nhiều nguyên nhân như thiếu nước, thừa nước, thiếu dinh dưỡng, nấm bệnh. Cách phòng bệnh là cắt tỉa bỏ cành lá bị hư, cháy, tưới đủ nước, thoát bớt nước nếu bị ngập úng, bón phân cung cấp dinh dưỡng, dùng thuốc trừ sâu diệt nấm.

8.8. Bệnh vàng lá do tác nhân bệnh sinh lý:

Bệnh thường xuất hiện vào những tháng gần tết, nguyên nhân chủ yếu là do cây tập trung dinh dưỡng để tạo ra nụ hoa. Đối với các cây mai trồng trong chậu, đất bị hết dinh dưỡng không được bón phân bổ sung dẫn đến cây thiếu dưỡng chất, lá trở nên bị vàng và cháy. Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong. Triệu chứng này còn gây ra đối với lá già và làm cây sinh trưởng yếu và chậm.

Khắc phục bằng cách cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là cây trồng trong chậu bằng phân bón hữu cơ, phun phân bón lá có chất vi lượng để giúp cây khoẻ mạnh, hết bệnh.

8.9. Bệnh đốm lá:

Bệnh đốm lá xuất hiện từ các chấm li ti nhỏ rồi lan nhanh ra toàn chiếc lá, viền vết bệnh có màu nâu đậm, nơi tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng màu vàng nhạt. Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỏm chỏm, nhất là vị trí bìa là, làm lăn bị quăn queo. Bệnh thường xuất hiện trên những lá già rồi lan dần đến các lá non, đọt non, nhánh non bị bệnh sẽ làm lá rụng đọt cháy khô, cây trở nên chậm phát triển.

Cách điều trị bệnh cho mai bị đốm lá là trồng khoảng cách và mật độ theo tiêu chuẩn để mai được thông thoáng. Vệ sinh vườn, tỉa cắt bỏ lá già, lá hư bệnh để tiêu huỷ tránh bệnh lây lan. Bón phân đủ liều lượng, tăng cường bón phân hữu cơ, kali giúp cây kháng bệnh. Trường hợp nặng, dùng thuốc hoá học Viben C, phun ướt cả hai mặt lá, phun lặp lại 2-3 lần, sau 5-7 ngày để tiệu diệt bệnh triệt để. Nên chủ động phòng ngừa bệnh cho cây bằng cách phun từ 10-15 ngày/lần.

8.10. Bệnh đốm lá đồng tiền do tác nhân địa y:

Bệnh đốm lá đồng tiền do mảng địa y, tức là dạng cộng sinh giữa rêu và nấm. Bệnh thường xuất hiện trên các thân cây mai cổ thụ, già cỗi, khi đó lớp mô vỏ cây đã lão hoá và chết là môi trường tốt cho rong rêu và nấm hoại sinh phát triển. Dấu hiệu nhận biết bệnh là những đốm rất nhỏ từ 2-3mm, sau đó lớn lan dần từ 3-5cm. Vết bệnh có dạng hình tròn giống như đồng tiền, màu xám trắng hay xám xanh.

Cách khắc phục bệnh là trồng mai với khoảng cách thông thoáng, không quá dày, có ánh sáng mặt trời để quang hợp và tia nắng có tác dụng giảm nấm mốc. Định kỳ phun thuốc đồng Bordeaux, CoC 85,..ướt thân cây 2-3 lần để phòng bệnh. Trường hợp những gốc mai bệnh nặng, dùng thuốc Norshield 86.2 WG(3g/l nước), quét ướt đều gốc, thân, cành liên tục 3-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày.

9. Cách chăm sóc mai vàng

20241010_TsLdxAvE.jpg
Cách chăm sóc mai các giai đoạn
9.1. Cách trồng mai vàng:
  • Lựa chọn vị trí trồng: Chọn nơi có đủ ánh nắng trực tiếp hoặc ánh sáng chiếu hàng ngày, tránh trồng mai nơi bóng râm, hoặc nơi có nhiều cây to cản trở ánh sáng và không gian cho cây mai phát triển.
  • Xử lý đất trồng: Đảm bảo đất trồng phù hợp, đủ dinh dưỡng, PH từ 6.5-7.5, thoát nước tốt.
  • Bón lót phân hữu cơ: Cần bổ sung bón lót phân hữu cơ như phân bò, phân dê,..cho đất để cải thiện cấu trúc đất và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây giai đoạn đầu.
  • Tạo hố trồng mai: Đào hố có kích thước đủ lớn, khoảng 1,5 lần kích thước của gốc cây. Hố nên sâu hơn hình hộp của gốc cây và rộng đủ để cung cấp không gian cho hệ rễ phát triển. Đặt gốc mai vào hố sao cho ngay thẳng, cân đối và lấp đất từ từ, nhẹ nhàng và dùng cây chống đỡ quanh gốc giữ cố định cây mai tránh ngã đổ. Tạo rãnh thoát nước quanh gốc mai nếu vào mùa mưa, khu vực đất trũng thấp.
  • Tưới nước: Tưới đủ ẩm cho mai mới trồng và mai giai đoạn sinh trưởng, ra hoa.
9.2. Chăm sóc mai vàng các giai đoạn:
  • Giai đoạn hồi sức (tháng 1, tháng 2): Đây là giai đoạn mai bị mất sức rất nhiều nhất vì sau giai đoạn mai cho hoa nên cần phải có chế độ chăm sóc mai tốt. Vào tháng này, thời tiết thường nắng nhiều nên cần chú ý tưới nước cho mai đủ ẩm, tránh nắng quá gắt chiếu qua mai. Bón phân U Rê thật loãng vào buổi chiều mát bổ sung dưỡng chất cho cây. Đối với mai trồng chậu cần lưu ý tránh để đất bị khô thiếu nước vì giai đoạn này bọ trĩ thường phát triển, cần phun thuốc phòng bệnh và trị bệnh nếu xảy ra bệnh.
  • Giai đoạn ổn định (tháng 3, tháng 4): Giai đoạn này thường xuất hiện các cơn mưa đầu mùa, kèm sấm sét là điều kiện tốt tổng hợp chất đạm cho đất, vì vậy để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mai vàng thì cần bón phân hữu cơ như bánh dầu, Dynamix Lifter, phân chuồng để rễ non phát triển, cây bung tược nhanh, chồi non sẽ vượt nhanh làm nền cho chồi hoa phát triển cho những tháng tiếp theo. Điều cần lưu ý, giai đoạn này nấm hồng cũng phát triển, nên cần cắt tỉa bớt những cành lá có dấu hiệu bệnh, tạo độ thoáng cho mai và kết hợp phun thuốc ngừa bệnh hoặc trị bệnh cho mai.
  • Giai đoạn tích luỹ (tháng 5, tháng 6): Giai đoạn này cây mai tích luỹ chất dinh dưỡng nên phát triển rất mạnh. Giai đoạn này các tược non mai sẽ vươn ra nhanh, cần bấm đọt và uốn nắn tạo dáng, tạo tán thích hợp, tránh để cành, chồi phát triển lá dài vì cây sẽ mất sức không đủ sức cho hoa. Nếu muốn chồi nách thành nụ hoa thì cần cắt giảm hẳn phân đạm, chỉ dùng một lượng nhỏ để giữ cân đối dinh dưỡng cho mai, không nên bón phân vô cơ nữa. Tháng 6 là thời điểm mưa nhiều và thường nên sẽ xuất hiện nấm bệnh cho mai, người trồng cần chủ động cắt tỉa cành lá hư bệnh, lá cháy, phun thuốc phòng trị bệnh. 
  • Giai đoạn phát triển nụ hoa (tháng 7, tháng 8): Vào thời điểm này trời mưa nhiều, thường xuyên nên thân cây và lá lúc nào cũng bị ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, rong rêu phát triển. Đồng thời lượng nước nhiều, cây bị ngập úng gây ra rụng lá, cần thoát nước cho chậu mai, tạo rãnh thoát nước cho cây mai trồng dưới đất. Cần hạn chế rụng lá vì nụ hoa sẽ xuất hiện và cho hoa nở trước tết. Bên cạnh đó, vào tháng 7 trở đi, nhện đỏ bắt đầu xuất hiện gây khó khăn cho cây quang hợp, nên phải dừng việc bấm đọt mai, tỉa cành. Ngoài ra phải phun thuốc phòng ngừa và diệt nhện đỏ để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mai.
  • Giai đoạn hình thành (tháng 9, tháng 10): Giai đoạn này còn mưa nhiều nên cần điều chỉnh bộ lá cho cây mai để tránh nụ mai nhiều và bung nở khi mưa giảm. Theo nguyên tắc chung thì không nên dùng phân có hàm lượng đạm quá cao vì nếu bộ lá mai quá ít lại già quá thì sử dụng thêm phân bón lá 20-20-10 để phun kìm hãm sự phát triển của nụ thành hoa. Ngược lại, nếu bộ lá xanh rợp thì phải biết xiết nước để một ít lá mai rụng giảm bớt bộ lá để nhựa nuôi chồi hoa được tốt hơn. Nếu trường hợp mua giảm, nắng nhiều thì phải tưới mai ít nhất 1 lần/ ngày để tránh rụng lá mai.
  • Giai đoạn hoàn chỉnh (tháng 11, tháng 12): Đây là giai đoạn quan trọng để mai có hoa Tết chất lượng như hoa mai nở đúng ngày tết, mai lâu tàn, màu tươi, nụ nhiều, mùi hương thơm hơn. Từ cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 cần phải bón thúc phân vô cơ như lân, kali cho cây mai để tăng chất lượng hoa mai. Đầu tháng 12 thì bón một ít phân Úc giúp cây mai sau khi trỗ bông không bị mất sức và hoa ít rụng hơn. Giai đoạn này cần canh ngày lặt lá mai để mai nở đúng ngày tết. 

10. Bí quyết chăm mai vàng nở đúng dịp Tết

Để mai vàng nở đúng dịp Tết thì cần chăm sóc mai đúng cách nêu mục 9, người chăm mai cần kiên nhẫn và chăm chỉ, cần cù, tỉ mỉ quan sát mai, thời tiết để chẩn đoán phòng trừ bệnh cho mai, dự đoán ngày lặt lá mai và bổ sung nước, phân bón đúng kỹ thuật để mai ra hoa như mong muốn.

11. Các loại chậu trồng cho mai vàng

20241010_3CMe66V1.jpg
Chậu xi măng trồng mai

Có nhiều loại chậu trồng mai vàng với nhiều kích cỡ, kiểu dáng, vật liệu và giá thành tuỳ theo nhu cầu, sở thích của người chơi mai. Các loại chậu phổ biến:

11.1. Chậu xi măng:

Chậu đúc xi măng có nhiều ưu điểm như bền, đẹp, chậu trơn hay hoa văn, có nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng, kích thước rất thích hợp cho trồng mai kiểu bonsai, mai gốc to, cổ thụ,.. trồng mai trong chậu xi măng đúc có hoa văn rất sang trọng, thẩm mỹ. Nhược điểm giá thành cao, trọng lượng nặng, cồng kềnh. 

11.2. Chậu nhựa:

Chậu nhựa có nhiều kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ, nhẹ, giá thành rẻ thích hợp cho trồng mai con, mai nhỏ. Nhược điểm của chậu nhựa không bền bằng chậu xi măng, không trồng được mai gốc to, thân cao lớn, chậu nhựa kém sang trọng hơn chậu xi măng.

12. Địa chỉ bán mai vàng uy tín

Mai vàng được xem một trong bộ tứ kiểng quý hiếm, để sở hữu một chậu mai chất lượng bạn cần tìm hiểu nơi cung cấp, địa chỉ bán mai uy tín để đảm bảo mai chất lượng, sau đây là các gợi ý địa chỉ cung cấp mai vàng nổi tiếng, uy tín ở Việt Nam:

  • Mai vàng Hoàng Long: Đây là vựa mai vàng lớn ở Chợ Lách, Bến Tre, nhà vườn Hoàng Long cung cấp đa dạng các giống mai vàng với giá sỉ, lẻ trên toàn quốc. Bạn có thể gõ vào website https://vuonmaihoanglong.com/ để tìm hiểu và liên hệ mua hàng
  • Vườn mai Hữu Đức chuyên cung cấp mai vàng Bình Lợi, địa chỉ C7A/226 đường Vườn Thơm, ấp 3 Bình Lợi, Bình Chánh, Tp. HCM.
  • Thi Garden: Đây là nhà cung cấp các loại cây kiểng, chậu, trang trí sân vườn, nội thất,…Cửa hàng online uy tín, giá sỉ, lẻ, nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi và có chế độ chăm sóc khách hàng tốt. Liên hệ qua website thigarden.com
Bình luận